Cùng tìm hiểu hiệp định EVFTA là gì, hiệp định EVFTA có hiệu lực khi nào và có ý nghĩa gì trong hiệp định thương mại trong bài viết dưới đây!
Hiệp định EVFTA giúp loại bỏ hơn 99% phí hải quan với hàng hóa và mở cửa thị trường dịch vụ tại Việt Nam cho những công ty EU. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về hiệp định EVFTA là gì trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Mục lục
1. EVFTA là gì?
Trong thời kỳ kinh tế phát triển hiện nay, chúng ta chắc hẳn không còn xa lạ gì với hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, có không ít người vẫn chưa nắm rõ EVFTA là gì và vai trò, ý nghĩa của hiệp định này. Hiệp định EVFTA còn được gọi là hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU. Hiệp định ra đời đã tác động mạnh mẽ với nền kinh tế của những nước tham gia, đặc biệt là trước tình hình dịch bệnh như hiện nay.
Hiệp định EVFTA có tên tiếng Anh là European Vietnam Free Trade Agreêmnt tạm dịch là hiệp định thương mại tự do Việt Nam là thỏa thuận có sự ký kết với 28 nước thành viên trong liên minh châu Âu.
Với hiệp địn này, thuế hải quan với hàng hóa được mở cửa 99% và thị trường dịch vụ của Việt Nam cho các công ty EU cũng ngày cnàg phát triển tăng cường các khoản đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Hiệp ước được ký kết vào ngày 30/06/2019. Sau quá trình ký kết, hiệp định EVFTA cần trải qua sự phê chuẩn nội bộ của EU để chính thức bắt đầu có hiệu lực với hai bên.
2. Nội dung hiệp định EVFTA
Nội dụng của hiệp định EVFTA bao gồm những phần chính như sau:
2.1. Thương mại hàng hóa
Theo nội dung của hiệp định, EU sẽ tiến hành xóa bỏ các loại thuế nhập khẩu với khoảng 85.6% dòng thuế từ Việt Nam sang EU. Đây là dấu hiệu tích cực cho ngành xuất khẩu nước nhà giúp hàng hóa Việt Nam lưu thông dễ dàng hơn sang các nước bạn trong cộng đồng EU.
Hiệp định còn cam kết sau 10 năm, mức bỏ thuế quan sẽ lên khoảng 98.3% dòng thuế, tương đương với khoảng 99.8% kim ngạch nhập khẩu. Việt Nam dự kiến sẽ áp dụng lộ trình này hơn 10 năm hoặc áp dụng theo hạn ngạch thuế hải quan thuộc cam kết WTO.
2.2. Thương mại dịch vụ và đầu tư
Ngoài những cam kết kể trên, hiệp định EVFTA còn có cam kết của hai bên Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ và đầu tư. Điều này có mục đích là tạo môi trường đầu tư thuận lợi và cởi mở nhất cho hoạch định kinh doanh của cả hai bên.
2.3. Mua sắm chính phủ
Việt Nam và EU còn có bước thống nhất những nội dung khác tương đương hiệp định GPA của WTO. Một số nội dung như đấu thầy qua mạng, cổng thông tin điện tử… đều được thông báo qua hiệp định. Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện hiệp định và EU có cam kết sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho nước ta để thực thi những nghĩa vụ này.
2.4. Sở hữu trí tuệ
Hiệp định EVFTA có những cam kết về vấn đề sở hữu trí tuệ bao gồm bản quyền, sáng chế và phát minh. Ngoài ra, hiệp định còn đi kèm những cam kết liên quan đến dược phẩm hay những chỉ dẫn địa lý. Nhìn chung, những cam kết sở hữu tri stuệ trong hiệp định của Việt Nam được đánh giá là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
2.5. Những nội dung khác
Ngoài những nội dung chính kể trên, hiệp định EVFTA còn nói đến những vấn đề khác như sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, xây dựng pháp lý và thể chế. Các nội dung này cần phù hợp với pháp luật Việt Nam và dựa trên những khuôn khổ pháp lỳ nhằm tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển t oàn diện giữa hai bên.
3. EVFTA có hiệu lực khi nào?
Hiệp định EVFTA có hiệu lực chính thức giữa Việt Nam và liên minh châu Âu vào ngày 01/08/2021. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho nền kinh tế nước nhà. Với cột mốc trọng đại này, Việt Nam hứa hẹn sẽ có những bước chuyển mình vượt trội trong quan hệ với các nước bạn và nâng cao nền kinh tế nước nhà.
Hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệp định và cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ để thực hiện những nội dung trong hiệp định giúp phát huy các lợi ích tối đa cho các nước. Điều này sẽ góp phần phục hồi kinh tế toàn cầu, đặc biệt là những khu vực bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đại dịch Covid 19.
Bài viết trên đây là những chia sẻ về EVFTA là gì và các thông tin về hiệp định EVFTA. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích dành cho bạn. Hãy liên hệ với Asia Pacific Logistics ngay hôm nay để cập nhật thêm về lĩnh vực vận tải quốc tế bạn nhé.